Câu 3: Em hiểu những nghề lao động chân tay là gì? Lấy ví dụ về một số nghề lao động chân tay.
Câu 3: Em hiểu những nghề lao động chân tay là gì? Lấy ví dụ về một số nghề lao động chân tay.
Điều đáng chú ý là ngoài tin " gia đình thợ nề kiếm được 40.000 NDT trong nửa tháng", gần đây những tin tức thu hút sự chú ý còn có "shipper kiếm được 1,02 triệu NDT trong 3 năm" và "chú bé shipper kiếm được 1,08 triệu NDT trong 3 năm".
Theo Công nhân Nhật báo, ông Hùng Bính Kỳ, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21, dự đoán rằng với những thay đổi về dân số mới sinh, trong 10 năm tới mức lương của những thợ lành nghề sẽ cao hơn những nhân tài học thuật. Hơn nữa, địa vị và chế độ đãi ngộ của các vị trí có tay nghề đang dần được nâng cao, "có điều một số định kiến, khuôn mẫu đã phân loại công việc thành ba, sáu hoặc chín bậc vẫn cần có thời gian để đảo ngược".
Ông cho rằng thực tế đang thay đổi và các quan niệm cũng cần thay đổi theo. “Ngày nay có chủ trương coi nhẹ trình độ học vấn, đề cao kỹ năng. Đất nước cần loại nhân tài có tay nghề cao, một số vị trí cần có tay nghề đang rất thiếu hụt. Nếu những người trẻ muốn làm những công việc cấp cao sẽ gây khó khăn về cơ cấu việc làm. Sinh viên đại học phải học cách xem nhẹ trình độ học vấn và nhấn mạnh kỹ năng của bản thân".
Phong trào ấy đang phát triển rất sâu rộng ở Trung Quốc. Hàng vạn cán bộ cao cấp và trung cấp đã xung phong về nông thôn hoặc lên miền núi tham gia lao động. Thí dụ:
Ở Quảng Đông, 15 vạn cán bộ đã về nông thôn. Ở Vân Nam, 9 vạn. Ở Quảng Tây, 8.000 tức là một nửa số cán bộ của các cơ quan và trường học.
Ở tỉnh Triết Giang, ngoài số cán bộ đã tình nguyện đi tham gia lao động, lao động chân tay đã thành một chế độ ở năm trường đại học với 12 nghìn sinh viên và 476 trường trung học với 21 vạn học sinh. Các trường ấy, mỗi tuần lễ có 6 giờ tham gia sản xuất. Viện nông học thì viện trưởng và các giáo sư cùng học sinh cả Viện đến các nông trường vừa dạy, vừa học vừa tham gia sản xuất.
Nhiều trường trung học đã sắp xếp các môn học vào những ngày thứ hai đến thứ sáu, để ngày thứ bảy và ngày chủ nhật đi tham gia lao động chân tay.
Ngoài những ngày giờ lao động nói trên, thầy giáo và học sinh còn tự làm lấy những việc trong trường, như sửa chữa nhà cửa, bàn ghế…
Các em nhi đồng thì dành nửa ngày chủ nhật tham gia những công việc nhẹ ở nông thôn như làm cỏ, nhổ rau, bới khoai…
Sau mấy ngày tham gia lao động chân tay, kết quả đầu tiên là thầy giáo và học trò đều bắt đầu có quan điểm đúng đắn đối với lao động, dần dần sửa đổi tư tưởng sai lầm như xem khinh lao động chân tay và người lao động chân tay.
Sau một thời gian về lao động ở nông thôn, nhiều anh chị em trí thức đã phát biểu ý kiến: “So với thành thị thì sinh hoạt ở nông thôn tuy khó khăn hơn, nhưng nông thôn chính là nơi tốt nhất cho người trí thức tự rèn luyện và cải tạo mình. Chúng tôi quyết đưa hết lực lượng của mình để góp phần vào việc tăng gia sản xuất làm cho mỗi tấc đất của Tổ quốc trở nên một tấc vàng”.
Tháng Chạp năm ngoái, đồng chí Chu Ân Lai đến thăm một hợp tác xã nông nghiệp ở Triết Giang. Ở đó, có hơn 50 sinh viên đại học mới tốt nghiệp về tham gia sản xuất. Trả lời câu hỏi:
- Vì sao người trí thức cần phải rèn luyện bằng lao động chân tay?
- Thế nào mới là người trí thức của giai cấp công nhân?
Đồng chí Chu trả lời: “Mọi điều trí thức đều do lao động mà có. Người trí thức không trực tiếp lao động chân tay thì sẽ quên mất cội rễ, xem khinh lao động chân tay, đưa lao động chân tay và lao động trí óc đến chỗ đối lập với nhau. Đồng thời, người trí thức sẽ không trông thấy lực lượng tập thể của nhân dân lao động, rồi sinh ra tự kiêu tự đại, cho mình là giỏi hơn hết. Kết quả là xa rời nhân dân lao động, không thể hết lòng hết sức phục vụ nhân dân lao động. Vì lẽ đó, người trí thức cần phải qua một sự rèn luyện lâu dài, nhất là rèn luyện bằng lao động chân tay, để bồi dưỡng quan điểm quần chúng và quan điểm lao động, để kết hợp lao động trí óc với lao động chân tay, kết hợp trí tuệ của cá nhân với trí tuệ của tập thể.
Còn bao giờ thì sẽ cải tạo thành người trí thức của giai cấp công nhân? Điều đó không phải trải qua những khoá thi hoặc do cấp lãnh đạo quyết định. Nó phải xem tư tưởng và cảm tình của mình đã nhất trí với nhân dân lao động chưa? Mình đã hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân lao động chưa? Nó sẽ do quần chúng lao động phê chuẩn mà quyết định. Có người nhầm tưởng rằng chỉ về nông thôn ít tháng, “quét qua một lớp sơn” thế đã là người trí thức của giai cấp công nhân. Tưởng như vậy là chủ nghĩa hình thức, là tư tưởng của giai cấp tư sản”.
Đồng chí Chu nói tiếp: “Sau này các em nhất định sẽ tiến bộ hơn những người lớp trước như chúng tôi. Các em sẽ đi vào thế kỷ thứ XXI tham gia xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Đảng và Chính phủ đã tạo cho thanh niên một hoàn cảnh thuận lợi; nhưng mỗi thanh niên cần phải tự giác, phải kiên trì lâu dài để tiến bộ mãi. Các em cần nhớ rằng: ai không tiến bộ thì sẽ bị đào thải…”.
Phong trào kết hợp lao động trí óc với lao động chân tay ở các nước anh em khác cũng có. Thí dụ: Liên Xô đang thí nghiệm ở 10 trường trung học kế hoạch giáo dục mới như sau: Một nửa thời gian học ở trường, một nửa thời gian học sinh đến thực tập ở các nông trường, nhà máy… Các lớp thứ 9 và thứ 10 ở thành thị thì mỗi tuần học ở trường 3 ngày, những ngày khác thì tham gia sản xuất. Đến kỳ thi, ngoài những môn đã học ở trường, còn phải thi về môn kỹ thuật lao động.
Báo Nhân Dân, số 1407, ngày 15-1-1958, tr.3.
Theo Red Star News, một đoạn video quay về một gia đình thợ xây 9X gồm 3 người kiếm được 40.000 NDT (5.644 USD) trong nửa tháng gần đây đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trong cư dân mạng.
Tạ Ân Tùng, sinh năm 1997 tại Tế Nam, Sơn Đông, đã làm thợ nề được 9 năm, năm thứ hai đã mua một chiếc ô tô trị giá hơn 100.000 NDT (14.111 USD). Năm thứ 7, anh mua một căn hộ trả góp rộng 120 m2. Lấy công việc lát gạch một ngôi nhà mới rộng 160m2 làm ví dụ, thời gian lao động là 15 ngày, bao gồm cả công việc và vật liệu, gia đình ba người của Tạ Ân Tùng có thể kiếm được khoảng 40.000 NDT.
Về cuộc tranh luận xung quanh chuyện “một gia đình thợ xây kiếm được 40.000 NDT trong nửa tháng”, ông Hàn, người đứng đầu một công ty trang trí nội thất ở Thâm Quyến, cho rằng “đối với một ngôi nhà rộng 160 m2, nhân công và lãi vật liệu được 40.000 NDT trong nửa tháng là điều bình thường. Nhưng việc lát gạch không đảm bảo được tính liên tục của công việc”. Ông Đào, một thợ lát gạch, nói: “Vì lát gạch sàn nhà phải ngồi xổm cả ngày, về già lưng sẽ rất đau".
Bà Lô, phụ trách một công ty trang trí ở Quảng Châu, cho biết, trong ngành trang trí, một cặp vợ chồng thu nhập 200.000 NDT/năm (28.222 USD) không có vấn đề gì, nếu tay nghề tốt thì luôn có việc làm. "Họ có thể làm việc 8 giờ, 10 giờ hoặc 12 giờ/ngày. Bằng cách này, 3 người có thể kiếm được 20.000 đến 30.000 NDT trong nửa tháng".
Theo Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Tình hình việc làm mới Trung Quốc, nhóm cổ cồn xanh bao gồm những người lao động làm việc trong các ngành sản xuất, xây dựng, dịch vụ truyền thống, cũng bao gồm những người lao động trong các hình thức việc làm mới dựa trên nền tảng Internet trong bối cảnh của nền kinh tế số.
Mặc dù có sự khác biệt giữa các vùng về thu nhập nghề nghiệp do trình độ phát triển đô thị khác nhau, nhưng các hình thức việc làm mới đã cải thiện mức thu nhập của nhóm cổ cồn xanh ở một mức độ nhất định. Ví dụ, thu nhập của shipper vẫn có tính cạnh tranh cao ở các các đô thị loại 3 và 4.
Trong mười năm qua, thu nhập trung bình hàng tháng của công nhân Cổ xanh đã tăng đáng kể, từ 2.684 NDT (379 USD) năm 2012 lên 6.043 NDT (853 USD) vào năm 2023, tức tăng gấp 2,26 lần, khoảng cách thu nhập so với nhóm cổ cồn trắng đang dần thu hẹp.
Hiện nay, Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển đổi quan trọng về lợi tức nhân khẩu học, theo xu hướng nâng cấp nghề nghiệp và sản xuất thông minh ở mọi ngành nghề, nhu cầu việc làm tiếp tục tăng cao; lao động cổ cồn xanh dần thoát khỏi sự thụ động và bất lực, khao khát mức lương cao và phúc lợi của những nghề cổ trắng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự thay đổi trong quan niệm lựa chọn nghề nghiệp của người dân và sự nâng cao tính cạnh tranh về lương của các nghề cổ cồn xanh, ngày càng nhiều người tìm việc bắt đầu chủ động lựa chọn tham gia ngành này dựa trên điều kiện của bản thân và sở thích, đặc biệt là lao động cổ cồn xanh mới tiêu biểu là người bán đồ ăn mang về, shipper...đã đạt được sự phát triển cá nhân bền vững và ổn định.
Báo cáo cho thấy nhân viên giao hàng chiếm tỷ lệ 73% việc làm mới của các tỉnh, chỉ đứng sau nhân viên phục vụ. Công nhân phổ thông các nhà máy, người giúp việc, công nhân vệ sinh, công nhân xây dựng, phổ biến là lưu chuyển, có liên quan đến nhu cầu sản xuất và dịch vụ chủ yếu tập trung ở các đô thị loại một và loại hai.
Cường độ làm việc của shipper và tài xế xe công nghệ có đặc điểm là áp lực cao trong thời gian ngắn, vì vậy, “tự do” cũng trở thành từ khóa mấu chốt đối với người lao động các hình thức việc làm mới, gần 70% nhân viên giao hàng đồng ý rằng làm nhiều được hưởng nhiều.
Ngoài ra, việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong các hình thức việc làm mới cũng đạt được kết quả tích cực. Tính đến tháng 9/2023, 6,68 triệu người trong các hình thức việc làm mới đã được đưa vào phạm vi bảo hiểm tai nạn lao động và tổng số tiền trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động 490 triệu NDT đã được chi trả. Bảo hiểm tai nạn lao động có các đặc điểm an sinh xã hội, dự kiến sẽ bao trùm nhiều ngành nghề Cổ xanh hơn trong tương lai, chẳng hạn như tài xế xe tải, người bán hàng online, giúp việc theo giờ trực tuyến, tạp vụ qua mạng...