Melde dich an, um fortzufahren.
Melde dich an, um fortzufahren.
Người dưới 15 tuổi sẽ không giống với người đã trưởng thành, người đã trưởng thành họ là người đã phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, họ có thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội do luật định và đủ nhận thức, người dưới 18 tuổi chưa thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội do họ có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý và thể chất. Từ các đặc điểm về sức khỏe và trình độ cũng như nhận thức và các đặc điểm riêng của nhóm người dưới 18 tuổi và để phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các văn bản luật khác nhau lại có cách gọi khác nhau về nhóm người dưới 18 tuổi.
Căn cứ theo quy định tại điều 6 bộ luật lao động quy định cụ thể “người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi”. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 119 quy định “người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Dựa theo hai quy định về độ tuổi này ta thấy độ tuổi của người lao động chưa thành niên là từ đủ 15 tuổi cho tới dưới 18 tuổi. Theo đó theo cách đơn giản nhất chúng ta có thể hiểu người lao động chưa thành niên là một nhóm lao động đặc thù, ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc tại sao Bộ luât lao động của nước ta lại cho phép người từ đủ 15 được tha gia vào quan hệ lao động, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ về các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân đầu tiên với độ tuổi từ 15 tuổi là độ tuổi được khuyến nghị bởi tổ chức lao động thế giới ILO, họ cho rằng người từ đủ 15 tuổi có thể tham gia quan hệ lao động trong một số trường hơp.
Nguyên nhân thứ hai mà pháp luật cho phép người từ đủ 15 tuổi tham gia quan hệ lao động cũng là phù hợp với độ tuổi tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.
Nguyên nhân thứ ba đó là người đủ 15 tuổi là độ tuổi phổ cập trung học cơ sở, độ tuổi tối thiểu để một cá nhân tham gia học nghề theo quy định pháp luật ( lớn hơn 14 tuổi).
cuối cùng đó chính là nguyên nhân xuất phát từ quan điểm của nhà làm luật từ những kết quả điều tra xã hội học về thể trạng, trí lực, tâm sinh lí của độ tuổi này.
Theo quy định ta thấy đây là một trong những nội dung mới được bổ sung tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ ngày 15/4/2020, thay thế Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Cơ sở pháp lý: Bộ luật Lao động 2019
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LegalTech.
Bạn đang thắc mắc khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc sẽ làm những ngành nghề gì? Có nên đi du học nghề tại Hàn Quốc? Hãy cùng theo dõi bài viết mà chúng tôi cung cấp dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích về xuất khẩu lao động Hàn Quốc nhé!
Hàn Quốc được xem là một trong những thị trường lao động tiềm năng với mức thu nhập cho nhân viên khá ổn định và có nhiều công việc làm thêm. Cộng với chi phí xuất khẩu đi Hàn Quốc không quá đắt đỏ cho nên được rất nhiều người hướng đến hiện nay. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu thị trường lao động ở Hàn Quốc đăng ký việc làm xuất khẩu lao động nào là phù hợp nhất nhé.
Các quốc gia ở Đông Bắc Á có thể kể đến như Hàn Quốc hay Nhật Bản…đang là một trong những lựa chọn của nhiều lao động Việt Nam.
Với một mức lương tốt và môi trường sống ổn định…chính là những lý do đã có nhiều người lựa chọn đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc.
Một số kinh nghiệm được những người đã từng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc được chúng tôi tổng hợp dưới đây:
Hiện nay, người Việt Nam ở nước ngoài khá nhiều. Đặc biệt, tại Hàn Quốc số người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc được tính là khá lớn. Chính vì vậy, hãy liên hệ và kết nối đối với cộng đồng ngành nông nghiệp người Việt Nam tại nơi mà bạn làm việc. Để có thể chia sẻ kinh nghiệm cho những người mới và giúp đỡ nhau để giải quyết những vấn đề khó khăn. Hơn nữa, khi ở nơi đất khách quê người bạn chắc chắn sẽ cảm thấy ấm lòng và an tâm hơn khi có một cộng đồng người cùng quê hương.
Dù bạn sống ở bất cứ quốc gia nào, bạn chắc chắn cũng phải tôn trọng những đặc sắc văn hóa của đất nước họ. Đó chính là điều bắt buộc. Nếu bạn vi phạm vào những điều cấm kỵ mà ở nước sở tại, người lao động sẽ có nguy cơ gặp phải những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, về những mặt văn hóa tâm linh các bạn phải thật sự cân nhắc.
Bạn cần phải chuẩn bị kĩ tâm lý cũng như những kiến thức trước khi bạn đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc sẽ có thể giúp những người lao động tránh gặp phải bỡ ngỡ.
Xem thêm: Hệ số lương - nhân tố quan trọng đảm bảo quyền lợi người lao động
Với những ưu điểm của việc đi du học nghề Hàn Quốc và xuất khẩu lao động Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy nó đã mang lại nhiều cơ hội đến cho các bạn du học sinh. Nếu như bạn cảm thấy thu hút bởi chương trình đào tạo ngành nông nghiệp kể trên, hãy nhanh chóng định hướng cho mình lộ trình lâu dài và kế hoạch cụ thể ngay từ bây giờ nhé! Bởi vì, có rất nhiều ngành nghề rất phù hợp với nhu cầu công nghệ phát triển hiện đại có thể kể đến như: ngành IT, điện tử hay cơ khí… đang đợi bạn.
Với đặc điểm của ngành xây dựng đó chính là cần những thanh niên mà có được nhiều sự kiên nhẫn và sức khỏe. Do đó, có các bạn nam từ độ tuổi 20-30 tuổi sẽ có thể tham gia được lĩnh vực việc làm này. Ngoài ra, trong các biên độ tối đa cho phép thì các độ tuổi phù hợp có thể từ khoảng 19-32 tuổi. Vì ở trong độ tuổi này các bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm để có thể làm việc tích cực hơn. Đây cũng chính là một trong những lợi thế dành cho bạn.
Trong lĩnh vực này, các xí nghiệp có thể sẽ yêu cầu tuyển cả nam và nữ. Vì đây chính là một trong những ngành thuộc đa ngành đa nghề có thể kể đến như: May mặc, điện tử, cơ khí, luyện kim và chế biến thực phẩm…Với đặc điểm của lĩnh vực này chính là làm việc trong các nhà máy và xí nghiệp. Do đó, khi có độ tuổi phù hợp từ khoảng 19-30 tuổi, các doanh nghiệp có thể lấy cao hơn tùy vào mỗi xí nghiệp sẽ có những tiêu chí tuyển dụng khác nhau.
Đối với ngành nông nghiệp, những lao động mà có độ tuổi cao là phù hợp nhất. Ngành ngành nông nghiệp sẽ thường tuyển cả nhân viên nam và nữ trong độ tuổi từ khoảng 19-35 tuổi.
Đây chính là ngành nghề mà những nhà tuyển dụng thường ưu tiên những người lao động đã có kinh nghiệm của bản thân trong việc đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp các đối tượng lao động chỉ cần việc nằm trong độ tuổi cho phép từ khoảng 18 – 39 tuổi thì đều có cơ hội làm việc
Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm tìm việc làm xây dựng cho sinh viên mới tốt nghiệp
Như đã biết với các hợp đồng lao động khi người sử dụng tham gia giao kết hợp đồng lao động với người lao động, ngoài vấn đề về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì người sử dụng lao động còn quan tâm đến các điều kiện khác như: độ tuổi, sức khỏe, gia đình…
Các ngành nghề cần sử dụng lao động hiện nay rất đa dạng và với những vị trí công việc mang tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc vị trí công việc cần điều kiện cụ thể, do đó người sử dụng lao động cần lưu ý các điều kiện khi tuyển dụng người lao động làm việc vào các vị trí đó
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động tại Việt Nam theo quy định là 15 tuổi trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật cụ thể.
Như vậy độ tuổi tối thiểu thì pháp luật đã có quy định những về độ tuổi lao động tối đa thì hiện nay pháp luật chưa có quy định mà chỉ có quy định về tuổi nghỉ hưu. Trong trường hợp quá tuổi nghỉ hưu, người lao động và người sử dụng lao động vẫn có thể giao kết hợp động theo quy định pháp luật, khi đó người lao động được gọi là người lao động cao tuổi.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì độ tuổi nghỉ hưu đối với nam là từ đủ 60 tuổi và với nữ là từ đủ 55 tuổi. Theo quy định mới tại Bộ Luật Lao động năm 2019 thì độ tuổi nghỉ hưu đối với những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình. Ngoài ra thì từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam theo quy định làm việc trong điều kiện bình thường thì sẽ được tính trong độ tuổi là 60 tuổi 03 tháng và sau đó cứ mỗi năm tăng lên 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định về lao động chưa thành niên tại Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
“1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.”
Như vậy căn cứ theo quy định này ta thấy độ tuổi lao động ở Việt Nam thông thường (nếu tính đến đến tuổi nghỉ hưu) tính đến năm 2035 sẽ là từ 15 tuổi đến 62 tuổi đối với nam và từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nữ, những trường hợp sử dụng người lao động dưới độ tuổi lao động hoặc những đối tượng đã quá tuổi lao động phải tuân theo các quy định về công việc theo Bộ luật Lao động.
Quy định tại Điều 3 Bộ Luật lao động 2012 thì độ tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi đến lúc nghỉ hưu. Theo đó độ tuổi lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động đủ độ tuổi lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1.
Căn cứ theo những điều đã phân tích như trên chúng ta thấy rằng theo quy định tại Việt Nam độ tuổi lao động sẽ là 15 – 60 tuổi đối với nam và 15 – 55 tuổi đối với nữ. Bên cạnh đó với các trường hợp người lao động làm những công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác thì có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng thời gian nghỉ hưu không quá 05 năm.
Căn cứ dựa theo quy định mới tại Bộ luật lao động 2019 quy định thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong những điều kiện lao động bình thường thì độ tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình. Vậy cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 sẽ được nghỉ hưu.
Theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Như vậy, tuổi nghỉ hưu năm 2022 đối với lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam.