Chiều nay 17-1, Bộ Công thương vui mừng thông báo, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký thoả thuận xuất khẩu các loại gạo Việt Nam trồng được sang Hàn Quốc với hạn ngạch riêng dành cho Việt Nam là hơn 55.000 tấn.
Chiều nay 17-1, Bộ Công thương vui mừng thông báo, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký thoả thuận xuất khẩu các loại gạo Việt Nam trồng được sang Hàn Quốc với hạn ngạch riêng dành cho Việt Nam là hơn 55.000 tấn.
Tiêu chuẩn cũng như những điều kiện liên quan về xuất khẩu hạt gạo Việt Nam sang thị trường Mỹ, Hàn, Nhật và các thị trường khác luôn được những doanh nghiệp quan tâm. Và nếu như bạn đang phụ trách mảng này hay đang có nguyện vọng xây dựng một doanh nghiệp cung ứng gạo ra các thị trường thì càng phải quan tâm về những tiêu chuẩn của gạo xuất khẩu cũng như điều kiện kinh doanh.
Hiện tại thì các doanh nghiệp nước ta chỉ mới chạy đua theo kiểu " anh làm nhiều thì tôi làm nhiều hơn". Nếu xét về lý thì đúng vì sản lượng tăng thì doanh số cũng sẽ tăng theo. Nhu cầu sử dụng gạo trên thế giới rất lớn nên không thể nào xuát hiện tình trạng ế hàng được.
Tuy nhiên mỗi thị trường sẽ có những tiêu chuẩn nhập khẩu khác nhau. Và các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu luôn thách thức các doanh nghiệp Việt. Hiện tại mô hình sản xuất gạo của Việt Nam vẫn theo hướng các hộ nông dân nhỏ lẻ. Trong khi các doanh nghiệp chịu đầu tư các trang thiết bị hiện đại lại không cao.
Vì thế mà hạt gạo nước ta rất dễ tồn dư nhiều các loại phân bón, thuốc kháng sinh hoặc thuốc trừ sâu làm giảm chất lượng cũng như giá tri hạt gạo. Nếu bạn là doanh nghiệp mới thì cần phải quan tâm đến quy trình GAP để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn trước sau đó mới xem xét đến yếu tố ngon dở của từng loại hạt gạo. Gạo có ngon, thơm mà tồn dư chất hóa học thì sẽ không xuất khẩu được do quy định của các nước rất nghiêm ngặt về vấn đề này.
Phân loại các loại hạt gạo xuất khẩu
Vấn đề phân loại hiển nhiên sẽ có phần phân loại các giống gạo, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết có hạn chúng tôi sẽ không đi sâu vào phần này mà tập trung vào phân loại gạo thành phẩm.
Để dễ quan sát thì bạn có thể tham khảo bảng sau để đối chiếu với những thành phẩm hiện có của doanh nghiệp mình. Lưu ý đây chỉ là bảng tham khảo nhằm giúp các bạn và các doanh nghiệp mới nắm được tổng quan các loại hạt gạo thành phẩm sau khi xay xát.
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 5%, 10%, 15% và 25% tấm.
Gạo nếp Việt Nam hạt trung bình 10% tấm, tách mầu.
Độ dài Trung Bình của hạt nguyên
Mức độ xay xát tốt, có tách mầu
Gạo nàng hoa Việt Nam 5% tấm xuất khẩu tách mầu và đánh bóng 2 lần.
Độ dài TB của hạt nguyên(tối thiểu)
Gạo hạt dài KDM Việt Nam tách mầu 100%, đánh bóng 2 lần.
Độ dài TB hạt nguyên (tối thiểu)
Hạt vỡ 3/10 đến 6,5/10(tối thiểu)
Xay xát : Tấm thu được từ xay xát và đánh bóng gạo 5% &10%
Không có côn trùng sống, không lẫn tạp chất & kim loại. Gạo theo tiêu chuẩn gạo Việt Nam XK & theo mẫu.
Mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng xuất khẩu gạo Việt sang Anh vẫn ở mức khiêm tốn với thị phần chỉ 0,2% và đứng thứ 22 trong các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất sang Anh.
Bộ Công thương cho biết, mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng trên 8 triệu tấn/năm, nhưng xuất khẩu gạo Việt sang Anh quốc hiện vẫn ở mức khiêm tốn với thị phần chỉ khoảng 0,2% và chỉ đứng thứ 22 trong các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào Anh.
Trong khi đó, thị trường Anh có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn, với nhu cầu nhập khẩu trên 700.000 tấn/năm. Hiện gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh với các đối thủ dẫn đầu về xuất khẩu gạo sang Anh gồm Ấn Độ (22%), Pakistan (18%), Tây Ban Nha (11%), Italia (10,9%), Thái Lan (9,2%)....
Gạo Việt Nam ở Anh chủ yếu được bán cho cộng đồng người Việt Nam và một phần cộng đồng người Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines.
Các thương hiệu gạo Việt Nam phổ biến tại Anh như Golden Lotus Premium Jasmine Rice, (Longdan supermarket), Longdan Rice (Longdan supermarket), Buffalo Saigon Fragrant Rice (Longdan supermarket), Buffalo Brand Northern Vietnam Glutinous Rice (Tradewind).
Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh quốc, với cộng đồng hơn 5,5 triệu người gốc Á, nhu cầu tiêu dùng gạo rất lớn trong khi Anh hoàn toàn không sản xuất lúa gạo. Năm 2021, Anh nhập gần 652.000 tấn gạo, trị giá gần 575 triệu USD. Năm 2022, lượng gạo nhập khẩu tăng lên hơn 678.000 tấn, trương đương mức tăng 4,1% và giá trị nhập khẩu tăng 7% lên hơn 603 triệu USD.
Việt Nam đứng thứ 22 trong các nước xuất khẩu gạo sang Anh với thị phần chỉ có 0,2%. Dư địa cho gạo Việt Nam tại Anh còn có thể mở rộng nhờ cộng đồng gốc Việt Nam với 100.000 người và nhờ quy chế hạn ngạch thuế quan trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA).
Trong khuôn khổ Hiệp định UKVFTA, Anh cam kết dành lượng hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam gần 14.000 tấn, gồm: gạo đã xát, gạo đã xay và gạo đã xay đáp ứng yêu cầu đúng chủng loại
Với những cơ hội mang lại từ Hiệp định này, gạo xuất xứ từ Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ.
Để gạo Việt Nam tăng sự hiện diện tại thị trường Anh, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh kiến nghị Bộ Công thương khuyến khích những doanh nghiệp xuất khẩu gạo ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn trên cơ sở cân đối giữa an ninh lương thực trong nước với nhu cầu xuất khẩu; Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng tín dụng cho doanh nghiệp thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu.
Đồng thời, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích trồng lúa áp dụng Global G.A.P để sản xuất gạo thơm chất lượng cao. Chính quyền các địa phương có diện tích đất trồng lúa lớn nên triển khai những Chương trình hỗ trợ nông dân về giống lúa, vật tư nông nghiệp an toàn, xay xát và bảo quản lúa gạo đáp ứng chất lượng và thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa cho biết, Cục đã nhận được văn bản chính thức của Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) công bố kết quả kiểm tra các doanh nghiệp đăng ký sản xuất và chế biến gạo của Việt Nam để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2017, AQSIQ chính thức đồng ý cho phép tổng cộng 22 doanh nghiệp của Việt Nam được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Mốc thời gian được tính từ ngày hàng rời cảng của Việt Nam. Các doanh nghiệp không có tên trong số 22 doanh nghiệp được AQSIQ cho phép sẽ không được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc kể từ ngày 1/1/2017.
Ngay sau khi nhận được văn bản của AQSIQ, ngày 23/12/2016, Cục đã có văn bản gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các công ty khử trùng mặt hàng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc và 22 doanh nghiệp vừa được phía Trung Quốc đồng ý cho phép xuất khẩu.
Cục yêu cầu 22 doanh nghiệp phải tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật của hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp khử trùng đã được AQSIQ chấp nhận đủ điều kiện xử lý gạo xuất khẩu sang Trung Quốc phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tuân thủ triệt để các quy định của hai nước, tuyệt đối không để tình trạng còn sinh vật gây hại còn sống trên lô hàng gạo xuất khẩu để tránh ảnh hưởng tới uy tín của hàng hóa Việt Nam.
Hiện toàn bộ danh sách 22 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đã được Cục Bảo vệ Thực vật đăng tải chi tiết trên website: www.ppd.gov.vn.
Trước đó, đoàn chuyên gia của Trung Quốc đã đi đánh giá thực tế tại 31 doanh nghiệp sản xuất, chế biến gạo của Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Sau quá trình khảo sát, phía Trung Quốc đã lựa chọn được 22 doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của phía Trung Quốc.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung Quốc vẫn dẫn đầu những nước nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2016 với 35,4% thị phần. 9 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,35 triệu tấn và 613,8 triệu USD, giảm 23% về khối lượng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.