Quy Trình 5E Trong Stem Mầm Non

Quy Trình 5E Trong Stem Mầm Non

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

STEAM khơi gợi sự sáng tạo và truyền cảm hứng học tập đến trẻ

Giáo dục STEAM tạo môi trường vừa học vừa chơi, mang lại không khí học tập vui vẻ, sôi nổi nên tạo ra khả năng truyền cảm hứng học tập đến trẻ mầm non tốt, giúp các bé tự do tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm khác nhau… Vì vậy mà trẻ được thỏa thích vui chơi cùng bạn bè mà đồng thời còn tiếp thu được một lượng lớn kiến thức, kỹ năng mềm hữu ích.

Ngoài ra, STEAM còn giúp định hình tư duy tích cực và tạo nên thói quen học tập một cách chủ động sẽ rất tốt cho các bé sau này khi lên các cấp bậc học cao hơn.

Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quan sát, truy vấn và đưa ra vấn đề:

Chương trình STEM mầm non giúp trẻ mầm non được rèn luyện kỹ năng quan sát để tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng.

Sau đó, trẻ tiếp tục đi vào quá trình phân tích, truy vấn, lần lượt đặt ra các câu hỏi và song song với đó là tự giải đáp chúng. Theo thời gian, quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện.

Trong tình huống không giải đáp được thắc mắc, trẻ sẽ có phản xạ đưa ra vấn đề và lắng nghe đáp án từ người lớn.Chính vì vậy, ta mới thấy rằng, để tìm ra giải pháp giải quyết được vấn đề thì các em sẽ luôn luôn trong trạng thái quan sát và thắc mắc về mọi thứ xung quanh.

Phương pháp STEAM sẽ thường xuyên xây dựng bài học theo mô hình nhóm

Thực trạng áp dụng phương pháp STEAM cho trẻ mầm non tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

Từ năm 2012, chương trình STEM mầm non đã xuất hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và các môi trường học mầm non quốc tế. Không chỉ phổ biến ở các tỉnh, thành phố tại Việt Nam mà giáo dục STEM tại các trường mầm non Hải Châu cũng đã dần đưa vào chương trình dạy học. Nếu tại một số khu vực hay trường học chưa áp dụng và biết đến phương pháp dạy học này, thì có thể là do một vài nguyên do sau:

Điểm sáng từ phương pháp STEAM trong giáo dục trẻ mầm non

Từ việc kết hợp các kiến thức đa mảng như công nghệ, kỹ thuật, khoa học, toán học cho đến nghệ thuật, STEAM giúp trẻ mầm non rèn luyện tư duy và phát triển nhiều kỹ năng mềm thiết yếu. Vời phương pháp này, ba mẹ không cần phải đợi đến khi trẻ vào tiểu học thì mới được tiếp xúc mà chính baa mẹ có thể tự dạy cho con mình từ những vật dụng đơn giản nhất có sẵn trong nhà. Ta có thể xem qua những ưu điểm nổi bật của chương trình này sau đây:

Những điều ba mẹ cần lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non

Chương trình STEM mầm non là cách dạy trẻ trực quan thông qua các trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường mắc những sai lầm khi dạy con, đồng thời làm giúp con mọi thứ thay vì cách cốt lõi là để bé tự trải nghiệm. Vậy trong quá trình giáo dục con theo phương pháp STEM, cha mẹ cần lưu ý điều gì?

Không can thiệp vào thực hành của conTrải nghiệm thông qua việc thực hành các hoạt động chính là yếu tố cốt lõi trong quá trình giáo dục STEM của con. Khi bắt đầu cùng con thực hiện những hoạt động, quan sát và thực hành thì cha mẹ hãy luôn ở bên cạnh, lắng nghe suy nghĩ của trẻ và quan sát trẻ tự thực hiện những hoạt động đó.

Đặt câu hỏi mang tính gợi mởThông thường, bậc cha mẹ hay có thói quen giải đáp ngay những câu hỏi, thắc mắc của trẻ mà không cho trẻ cơ hội tự vận óc suy nghĩ và đặt câu hỏi lại với cha mẹ. Với phương pháp STEM thì trẻ cần phải tự học cách tìm hiểu, đi sâu vào giải quyết vấn đề bằng việc trải nghiệm thực tế.

Thực hiện những hoạt động đơn giản rồi dần dần tăng độ khó sẽ giúp trẻ học cách xử lý trực tiếp vấn đề từ nhỏ đến lớn tốt hơn, có khả năng sáng tạo ra những món đồ dùng, đồ chơi yêu thích phù hợp với độ khó của hoạt động… Tất cả những yếu tố này đều tác động mạnh mẽ đến sự tìm tòi, say mê, tư duy cho trẻ. Cha mẹ không nên ép trẻ phải thực hành các dụng cụ hay đồ chơi phức tạp không hợp với lứa tuổi của trẻ.

Một vài hoạt động STEM đơn giản cho con như: Dùng bột nếp, đường nặn thành các loại bánh. Hay tạo ra bông hoa từ giấy màu, làm thiệp chúc mừng, logo lắp ráp thành nhiều hình thù khác nhau,…

Cha mẹ và giáo viên cần phải đặt rõ vai trò khi thực hiện STEM cùng trẻ

Thời gian học quá dàiTrẻ thường bị thu hút bởi rất nhiều yếu tố xung quanh nên sự tập trung của các em còn rất hạn chế. Trẻ em ở độ tuổi mầm non chỉ có thể tập trung trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút. Do đó, cha mẹ và giáo viên nên tổ chức các hoạt động STEM trong khoảng thời gian giới hạn như trên, không nên quá dài để trải nghiệm của bé trọn vẹn và khiến bé ghi nhớ lâu hơn. Từ đó, hình thành nên tâm lý hứng thú mỗi khi bắt đầu buổi học tiếp theo.

Để thu hút sự chú ý của trẻ thì cha mẹ có thể bắt đầu từ những bài học nhỏ xung quanh những điều mà con trẻ thích thú, đồng thời trải nghiệm đóng vai cũng là một cách ngắn nhất để trẻ hoạt động STEAM tốt nhất. Ví dụ, trẻ thích làm người lớn có thể thích thú với các hoạt động như: Công an, Bộ đội, Bác sĩ, Giáo viên, Kỹ sư,…Phương pháp giáo dục STEM này cho trẻ mầm non giúp trẻ hoàn thiện về rất nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, toán học, kỹ thuật, phát triển tư duy, trình bày, sáng tạo, khả năng hùng biện…

Theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ rằng: Bộ Giáo dục và Đào tạo thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông, nhằm tăng cường khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điều đó cho thấy, giáo dục STEM ở môi trường mầm non đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp này. Vì vậy, tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM là một hướng đi đúng đắn giúp trang bị cho con em chúng ta những hành trang tốt nhất để thích với môi trường phát triển trong kỉ nguyên công nghệ 4.0.

Trên đây là những thông tin về phương pháp STEAM mầm non, trường mầm non kiểu Nhật Fuji Infinity hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp một phần nào đó cho bậc phụ huynh có hướng dạy con trẻ thông minh và khoa học hơn.

Chương trình STEM mầm non có tính thực tiễn cao nhưng tôn trọng khả năng tưởng tượng phong phú, khác biệt của trẻ:

Chương trình STEM gắn liền việc học tập tại trường và đời sống thực tế của trẻ. Theo đó, qua các chủ đề, chủ điểm mà các thầy cô giáo mang đến cho các em sẽ giúp củng cố kiến thức, rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản cho bé. Không chỉ dừng lại từ thực tiễn, chương trình cho phép các bé tự chọn cho mình chủ đề, nội dung học tập, khám phá riêng phù hợp với sở thích và khả năng của bé. Chính vì điều này sẽ giúp khả năng tưởng tượng phong phú, khác biệt của trẻ trở nên tự nhiên hơn, khiến trẻ nhiệt tình tham gia các hoạt động cũng như tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hiệu quả hơn.

Chương trình STEM mầm non là gì?

Đầu tiên, STEM là từ viết tắt lần lượt của những từ sau và nó là tên gọi của một phương pháp giáo dục trẻ mầm non. Chúng được xây dựng và thiết kế nhằm mục đích mang đến cho trẻ các kiến thức liên quan đến 4 lĩnh vực tiêu biểu:

Phương pháp STEM cho trẻ mầm non được nhiều bậc cha mẹ quan tâm

STEM ra đời và có nhiệm vụ chính là phá vỡ những rào cản, hạn chế của phương pháp giảng dạy truyền thống để nguồn kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học được các bé hiểu và tiếp thu một cách gần gũi, dễ dàng hơn.

Thông thường, theo quy cách giảng dạy truyền thống thì giáo viên là người cung cấp kiến thức, còn người lắng nghe, ghi nhớ và học theo chính là trẻ em. Dễ dàng thấy rằng dòng thông tin chỉ đang chạy một chiều từ giáo viên sang trẻ nên việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên thụ động, khiến trẻ không tự phát huy được năng lực tư duy logic, phản biện, hạn chế sự sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề, điều này sẽ dẫn đến việc trẻ khó phản ứng và ứng dụng được bài học vào cuộc sống. Nhận thấy được những hạn chế và rào cản trên, chương trình giáo dục STEM đã ra đời.

Thực tế, chương trình STEM mầm non này không phải là những phương pháp gì quá cao siêu có thể dạy cho trẻ sử dụng thành thạo vật dụng, phản xạ nhanh chóng, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại… Phương pháp giáo dục này hiểu đơn giản sẽ khơi gợi và thúc đẩy dần dần quá trình chủ động tìm tòi, đặt vấn đề tư duy, sáng tạo và trẻ dễ dàng vận dụng rồi làm ra những thứ mà bé muốn.

Bên cạnh cụm “Chương trình STEM mầm non”, chắc hẳn phụ huynh cũng đã từng nghe qua cụm từ “Phương pháp STEAM mầm non”. Vậy STEM và STEAM khác nhau ở điểm nào?

Chương trình STEM là bệ phóng của STEAM

Thực tế, STEM chính là một bước đệm và là nền tảng vững chắc để phương pháp STEAM tiếp nối và ra đời. Vì chữ “A” trong cụm STEAM, được viết tắt từ Art (Nghệ thuật). Từ đó, STEAM có nghĩa là sẽ kết hợp 5 lĩnh vực lại với nhau, giáo dục STEAM sẽ giúp kích thích tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng cho các em trẻ mầm non thông qua các hoạt động nghệ thuật.