Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết…, như: xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư…
Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết…, như: xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư…
Giữ vệ sinh môi trường trường học sạch sẽ đảm bảo điều kiện học tập và giảng dạy an toàn cho sức khỏe
Giữ vệ sinh môi trường trường học sạch sẽ đảm bảo điều kiện học tập và giảng dạy an toàn cho sức khỏe
Khi trường học đã đi vào hoạt động, các quy định sẽ được đảm bảo thông qua việc giữ vệ sinh môi trường trường học và đảm bảo cơ sở vật chất đủ tiêu chuẩn sử dụng.
Cải thiện cơ sở hạ tầng: Quá quá trình sử dụng, các cơ sở vật chất của trường sẽ bị hao mòn dần. Nhà trường nên kết hợp với phụ huynh để nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị trong trường giúp cho các em học sinh, thầy cô giáo có được điều kiện dạy và học tốt nhất.
Nâng cao ý thức học sinh, sinh viên: Tập trung nâng cao ý thức bảo vệ môi trường học đường từ những việc làm, hành động nhỏ nhất. Các bạn học sinh, sinh viên tích cực vệ sinh phòng học, trường lớp; tiết kiệm điện nước. Tích cực học hỏi và tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Lên kế hoạch vệ sinh trường học: Xây dựng nội quy vệ sinh trường học và có các hoạt động về vệ sinh lớp học, trường học hàng ngày, hàng tuần… Cần tránh tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.
Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, quy định vệ sinh trường học có thể tóm tắt như sau:
Đảm bảo các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học: Phòng học thiết kế đúng chuẩn theo từng cấp, đủ tiêu chuẩn ánh sáng; bàn ghế đúng kích thước theo từng lứa tuổi học sinh; trang bị bảng chống lóa, rộng từ 1.2m – 1.5m, dài từ 2m – 2.3m, treo giữa tường; đồ chơi phải đảm bảo an toàn và được bảo quản tốt.
Đảm bảo các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học: Trường phải cung cấp đủ nước uống, nước sinh hoạt cho học sinh theo học và học sinh nội trú; các công trình vệ sinh phải đạt chuẩn và có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; chất thải phải được thu gom và xử lý đúng quy định.
Đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm: Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất về an toàn thực phẩm và việc sử dụng thực phẩm tại trường học.
Đảm bảo môi trường thực thi chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã hội trong trường học, liên kết cộng đồng: Xây dựng mối quan hệ tốt giữa giáo với với học sinh, học sinh với học sinh, nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Đảm bảo các điều kiện y tế học đường: Phòng y tế phải đủ diện tích và ở vị trí thuận tiện, được trang bị đầy đủ trang thiết bị và thuốc thiết yếu, có sổ theo dõi chi tiết; nhân viên y tế phải có chuyên môn từ trung cấp trở lên và thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn.
Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh: Thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh định kỳ, có theo dõi thường xuyên và thông báo đến gia đình; thực hiện sơ cứu, cấp cứu theo quy định.
Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe: Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ; cho học sinh thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…
Thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học: Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất và đánh giá công tác y tế trường học.
Như đã nói ở trên, môi trường trong bệnh viện là môi trường hết sức nhạy cảm, tập trung nhiều các vi khuẩn, virus có hại. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng quy trình thì đây sẽ tác nhân lây lan bệnh dịch trong bệnh viện. Vì việc vệ sinh môi trường trong bệnh viện nhằm 3 mục đích sau:
– Tránh tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện
Vệ sinh môi trường trong bệnh viện sẽ giúp cho không gian trong bệnh viện luôn sạch sẽ. Hạn chế chứ lây lan vi khuẩn, bệnh dịch, tránh tình trạng lây nhiễm chéo từ người bệnh này sang người bệnh khác hoặc từ người bệnh sang bác sĩ hoặc từ người bệnh sang người nhà bệnh nhân,… Nhờ vậy mà giảm thiểu được tình trạng phát bệnh, nhiễm bệnh trong bệnh viện.
– Tránh lây lan ra khu vực dân cư xung quanh
Mọi vấn để về xử lý chất thải trong bệnh viện, nguồn nước phải theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sống xung quanh bệnh viện.
– Giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh
Một môi trường trong lành, thoáng mát, không có vi khuẩn là nơi lý tưởng để cho bệnh nhân hồi phục sức khỏe. Đặc biệt đối với những bệnh nhân vừa mới phẫu thuật, một không gian trong lành, sạch sẽ sẽ giúp cho vết mổ mau lành, không bị nhiễm khuẩn, quá trình hồi phục nhanh hơn.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn quy trình vệ sinh môi trường bệnh viện, trước tiên, chúng ta phải tìm hiểu thế nào là vệ sinh môi trường bệnh viện.
Việc vệ sinh môi trường bệnh viện là việc làm sạch các khu vực trong bệnh viện bao gồm:
– Vệ sinh các bề mặt sàn nhà, tường, trần nhà, các trang thiết bị dùng trong bệnh viện của các khu vực phòng bệnh nhân, phòng của bác sĩ, phòng cấp cứu, nhà vệ sinh,…
– Vệ sinh không khí trong và xung quanh bệnh viện, các khu vực phòng bệnh nhân, phòng làm việc của bác sĩ, phòng thí nghiệm, phòng cách ly, phòng cấp cứu, phòng mổ,…
– Vệ sinh nguồn nước có trong bệnh viện: nguồn nước sử dụng để vệ sinh hàng ngày, nguồn nước sử dụng trong các máy điều trị (máy lọc thận,…).
Đối với các bề mặt được phân chia thành môi trường có khả năng lây nhiễm cao, môi trường có khả năng lây nhiễm thấp và môi trường có khả năng lây nhiễm trung bình. Ở mỗi khu vực khác nhau sẽ có tần suất làm sạch khác nhau để đảm bảo an toàn vệ sinh cho con người.
Khi vệ sinh các bề mặt, nhân viên vệ sinh sẽ thực hiện vệ sinh các dụng cụ, trang thiết bị y tế và vệ sinh các bề mặt tiếp xúc thông thường (tường, trần nhà, sàn nhà,…). Trước khi vệ sinh cần tìm hiểu kỹ quy trình thực hiện ở mỗi phòng ban, mỗi khu vực để đảm bảo hiệu quả công việc được tốt nhất.
Để mang lại một nguồn không khí trong lành, thoáng đãng trong bệnh viện, các nhân viên vệ sinh cần chú ý tránh để các loại hóa chất lan tỏa trong không khí. Các khu vực chứa rác trong bệnh viện cần được làm sạch một cách tốt đa, hạn chế mùi hôi, vi khuẩn phát tán trong không khí. Cách tốt nhất là sử dụng thùng rác có nắp đậy. Các hóa chất vệ sinh bệnh viện có mùi thơm dễ chịu, là những loại hóa chất an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.
Cần phải phân chia nguồn nước dùng để sinh hoạt và nguồn nước sử dụng trong các loại máy móc, thiết bị phục vụ điều trị cho bệnh nhân. Khi vệ sinh môi trường nước dùng cho các thiết bị, máy móc thì người thực hiện vệ sinh cần phải kiểm tra kỹ càng để tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến quá trình chữa trị bệnh cho bệnh nhân.
Vệ sinh nước sử dụng trong sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sĩ, nhân viên trong bệnh viện cần chú ý đến chất lượng nước đầu vào và đầu ra. cân tuân thủ nước sử dụng phải được khử khuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Nước thải ra ngoài môi trường cũng phải đảm bảo đã được xử lý để tránh lây nhiễm nguồn bệnh.
Vệ sinh môi trường bệnh viện không phải một công việc dễ dàng. Chính vì thế, khi thực hiện nhân viên vệ sinh cần phải chú ý, tuân thủ đúng quy trình vệ sinh để nâng cao uy tín và hình ảnh của bệnh viện. Đồng thời mang lại một môi trường làm việc, chữa bệnh an toàn, sạch sẽ cho bác sĩ và người bệnh.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 quy định về công tác y tế trường học..
– Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Y tế quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
CN Hoàng Thị Thu Mười - Khoa KSNK
Có lịch vệ sinh cụ thể và phân công trách nhiệm cho nhân viên vệ sinh, có kiểm tra, giám sát
a. Sàn nhà: 2 lần/ ngày hoặc khi cần
Bước 1: Mang trang phục bảo hộ cá nhân và chuẩn bị đủ phương tiện
Bước 2: Thu dọn đồ đạc trong phòng bệnh gọn gàng
Bước 3: Lau ẩm sạch bụi và hót rác, chú ý các góc ở gầm giường, bàn con…
Đối với khu vực không lây nhiễm
Bước 5: Mang găng tháo khăn lau chuyển nhà giặt.
Bước 6: Đưa dụng cụ ra khỏi phòng, thu dọn
Bước 7: Tháo găng tay và rửa tay
- Chỉ sử dụng khăn lau sàn 1 lần , không vắt khăn lau sàn, không dùng chậu đôi để xả tấm lau sử dụng lại tức thì, có đủ tấm lau thay đổi đầu lau thường xuyên
- Khăn lau vùng này không mang sang vùng khác
- Khi lau nhà nên chia đôi mặt sàn , đặt biển báo để dành nửa lối đi
- Kỹ thuật lau theo đường zích zắc
5.2 Vệ sinh trần nhà, tường, cửa và các dụng cụ khác: mỗi tuần 1 lần
- Đưa người bệnh ra khỏi phòng, che đậy các vật dụng tránh bụi
- Quét nhẹ nhàng, cẩn thận trần nhà và tường từ trên xuống, loại bỏ bụi và mạng nhện
- Lau cửa kính, lau tường men, các dụng cụ như quạt, trần, đèn....bằng nước xà bông hoặc dd khử khuẩn sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô.
5.3. Vệ sinh Giường, Bàn, Đệm, ghế
- Lau cọ bằng nước xà phòng, lau lại bằng nước sạch và lau khô.
- Nhân viên 2 lần/ ngày, bệnh nhân 4 lần/ ngày và khi cần
- Tưới dung dịch khử khuẩn lên sàn nhà vệ sinh, bề mặt hố xí và để trong 10 phút
5.5. Hành lang và cầu thang: 2 lần/ ngày hoặc khi bẩn
5.6. Vệ sinh bề mặt có máu và dịch tiết
- Pha dung dịch khử khuẩn theo quy định
- Tưới dung dịch khử khuẩn để ít nhất trong 10 phút
- Lấy giẻ hoặc giấy thấm để thấm máu, dịch trên bề mặt sàn nhà hoặc đồ vật rồi cho vào túi rác y tế màu vàng.
- Lau bằng khăn ướt có xà phòng hoặc chất diệt khuẩn nơi có máu hoặc dịch đổ.
- Giặt khăn hoặc thay tải và lau lại bằng nước sạch hết xà phòng , sau đó lau khô mặt sàn
- Tải lau sau khi làm vệ sinh phải giặt, phơi và để đúng quy định.
- Rửa tay ngay sau tháo găng vệ sinh.
5.7. Quy trình vệ sinh buồng phẫu thuật giữa 2 ca phẫu thuật liên tục
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch khử khuẩn theo đúng hướng dẫn, làm sạch tay và mang găng tay
Bước 2: Thu gom và loại bỏ chất thải, thu gom đồ vải bẩn
Bước 3: Loại bỏ găng tay và làm sạch tay
Bước 4: Mang găng sử dụng một miếng vải lau mới được làm ẩm trong dung dịch khử khuẩn để làm sạch và khử khuẩn bề mặt đã tiếp xúc với người bệnh hoặc chất dịch cơ thể, bao gồm cả bao, túi đo huyết áp.
Bước 5: làm sạch và khử khuẩn sàn nhà bằng lau ẩm ướt xung quanh bàn mổ bán kính 1-1,3 m, xử dụng đầu lau riêng biệt cho mỗi trường hợp làm sạch mới.
Bước 6: Khi hoàn thành công việc loại bỏ găng tay và làm sạch tay
5. 8. Quy trình làm sạch cuối ngày phẫu thuật
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch khử khuẩn theo đúng hướng dẫn làm schj tay và mang găng tay
Bước 2: Thu gom và loại bỏ chất thải, thu gom đồ vải bẩn thay đổi găng tay sạch và lau chùi đèn mổ
Bước 3: làm sạch và khử khuẩn tất cả các cửa, thiết bị chuyên dụng và điều khiển
Bước 4: làm sạch và khử khuẩn máy móc thiết bị trong phòng mổ
Bước 5:làm sạch và khử khuẩn bề mặt sàn, bàn mổ
Bước 6: đặt bảng báo hiệu trơn trượt cảnh báo lối vào phòng
Bước 7: Loại bỏ găng tay và ra khỏi phòng.