Tâm lý học giáo dục là một trong những ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội. Nếu bạn đang cần tìm hiểu những thông tin như trường đào tạo, khối thi, môn học và cơ hội nghề nghiệp của ngành này thì đây chính là bài viết dành cho bạn đấy.
Tâm lý học giáo dục là một trong những ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội. Nếu bạn đang cần tìm hiểu những thông tin như trường đào tạo, khối thi, môn học và cơ hội nghề nghiệp của ngành này thì đây chính là bài viết dành cho bạn đấy.
Đây là trường dành cho trẻ em đặc biệt, bị khuyết tật về mặt tinh thần hoặc thể chất. Ở đây, bạn có thể trở thành giáo viên giảng dạy trực tiếp, hoặc bạn sẽ là nhà tư vấn phương pháp giảng dạy cho giáo viên.
Các bạn có thể sử dụng các khối xét tuyển sau để đăng ký xét tuyển ngành Tâm lý học giáo dục vào các trường đại học phía trên.
Các khối xét tuyển ngành Tâm lý học bao gồm:
Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng
Như đã nói ở trên, ngành Tâm lý học giáo dục có nhiều nghề để lựa chọn. Vì vậy, cơ hội việc làm của bạn cũng không bị giới hạn. Ngoài làm những nghề liên quan đến giáo dục, bạn có thể làm những nghề liên quan đến tâm lý. Điều này mở rộng được phạm vi nghề nghiệp cho bạn. Hầu như mỗi một tổ chức, trường học hoặc doanh nghiệp đều có những bộ phận tư vấn tâm lý. Vì vậy, khi bạn có tấm bằng cử nhân Tâm lý học giáo dục, bạn sẽ dễ dàng xin được việc hơn. Cơ hội sẽ rộng mở hơn cho những bạn giỏi ngoại ngữ để ứng tuyển tại các công ty ở nước ngoài.
Bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như chuyên gia tư vấn giáo dục học đường
Trước khi tìm hiểu Tâm lý học giáo dục ra làm gì, chúng ta cần biết tổng quan ngành này là gì. Trước tiên để hiểu về ngành Tâm lý học giáo dục, bạn cần biết Tâm lý học là gì.
Tâm lý học là ngành học nghiên cứu tất cả những gì liên quan đến tinh thần và hành vi của con người. Điều đó bao gồm những tác động và điều kiện được hình thành nên cảm xúc. Nó dựa trên nhiều cơ sở khoa học nhằm nghiên cứu sự tác động giữa tâm lý và hành vi. Vì là ngành nghiên cứu về con người nên ngành có rất nhiều chuyên ngành học khác nhau.
Ngành Tâm lý học giáo dục chuyên nghiên cứu về mặt tinh thần và hành vi của con người trong môi trường giáo dục. Từ đó đưa ra những giải pháp giáo dục cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Trong đó, ngành ưu tiên nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cho các đối tượng khuyết tật về mặt thể chất hoặc tinh thần. Đây là một ngành học có vai trò quan trọng trong xã hội. Nó giúp xã hội tìm ra những phương thức giáo dục tốt nhất con người. Một khi đất nước đã có nền giáo dục tốt sẽ trở thành một đất nước phát triển và văn minh.
Ngành Tâm lý học giáo dục chuyên nghiên cứu về mặt tinh thần và hành vi của con người trong môi trường giáo dục.
Ngoài những công việc chính nghiên cứu về giáo dục, bạn cũng có thể ứng tuyển được vào các vị trí khác:
Khi đã tìm hiểu Tâm lý học giáo dục ra làm gì chúng ta sẽ tìm hiểu về ngành Tâm lý học giáo dục nên thi khối gì nhé! Đối với ngành tâm lý thì khối xét tuyển chính vẫn là B00. Ngoài B00, bạn có thể tham gia xét tuyển với các tổ hợp môn dưới đây:
Bạn sẽ được làm việc tại các hội như: Hội phụ nữ, hội thanh niên, hội thiếu niên nhi đồng hoặc hội người cao tuổi. Với nhiệm vụ tư vấn vấn đề tâm lý cho các thành viên trong hội, bạn đưa ra những lời khuyên và chỉ dẫn cho họ. Từ đó, những giải pháp đó sẽ nâng cao đời sống tinh thần cho hội.
Bạn sẽ làm việc tại các trường học từ Tiểu học đến Đại học. Thông thường, những người này sẽ tư vấn và giải quyết vấn đề tâm lý cho học sinh và sinh viên. Đồng thời, họ đưa ra những giải pháp giảng dạy tốt cho giáo viên. Từ đó giúp cho học sinh, sinh viên có hứng thú trong học tập hơn.
Lựa chọn trường là một việc vô cùng quan trọng bởi môi trường học là một trong những yếu tố tác động tới tính tích cực tỏng việc học tập của chúng ta.
Chính vì vậy các bạn thí sinh cũng như các bậc phụ huynh cần cân nhắc trước khi lựa chọn trường nhé.
Các trường tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Bạn có quan tâm ngành học này sẽ được đào tạo như thế nào hay ngành Tâm lý học giáo dục học những môn gì chứ?
Cùng mình tham khảo qua chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tâm lý – Giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhé.
Các cơ hội việc làm cho ngành tâm lý học giáo dục bao gồm: giáo viên tâm lý, nghiên cứu viên tâm lý, tư vấn viên tâm lý, chuyên viên phòng trưng bày sức khỏe tâm lý, chuyên viên điều tra tâm lý, chuyên viên tổ chức sự kiện tâm lý.
Ngoài ra, những người có chuyên môn tâm lý học còn có thể làm việc tại các trung tâm tâm lý, tòa án, cơ quan tòa án, các trung tâm tâm lý, bệnh viện tâm lý.
Bạn làm việc tại các tổ chức xã hội, hay tổ chức phi chính phủ. Công việc này là nghiên cứu những đối tượng trong xã hội và đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao đời sống tinh thần xã hội.
Mức lương ngành Tâm lý học Giáo dục tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, chức danh, vị trí và địa điểm làm việc. Những người có chức danh giáo viên hoặc nhà khoa học tâm lý học có thể kiếm được mức lương cao hơn so với những người mới tốt nghiệp. Trung bình mức lương cho người làm việc trong ngành Tâm lý học Giáo dục tại Việt Nam là khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Để học ngành Tâm lý học giáo dục, người học cần có các phẩm chất sau:
Xã hội với tốc độ phát triển ngày càng tăng, con người cũng phải đối mặt với những áp lực tâm lý thường xuyên hơn. Không chỉ trong môi trường làm việc, mà ngay cả ở lứa tuổi học sinh cũng xuất hiện nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Điều này đòi hỏi ngành Tâm lý học giáo dục cần được quan tâm, chú trọng và nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Nhu cầu tư vấn tâm lý học đường được dự báo tăng mạnh trong những năm tới đây, mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục.
Phân biệt giữa ngành Tâm lý học và Tâm lý học giáo dục
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Trung Học, chuyên gia tâm lý học đường, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục chia sẻ, khoảng 30 năm trước, tại nước ta, nhận thức của xã hội về ngành Tâm lý học còn rất hạn chế. Nhiều người thậm chí không biết tâm lý học là gì và vẫn thường nhầm lẫn với triết học.
Trong khi đó, tại các quốc gia và xã hội phát triển, ngành Tâm lý học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ là một trong những lĩnh vực khoa học, tâm lý học còn là nền tảng thiết yếu cho việc bảo vệ sức khỏe tinh thần của con người. Con người có hai loại sức khỏe: sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Sức khỏe thể chất được chăm sóc bởi các bác sĩ, trong khi sức khỏe tâm thần được đảm nhận bởi các chuyên gia và bác sĩ tâm lý.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ của xã hội, đời sống kinh tế được nâng cao và nhận thức của người dân ngày càng mở rộng, ngành Tâm lý học nói chung và ngành Tâm lý học giáo dục nói riêng đang đóng vai trò quan trọng và có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
Về điểm tương đồng, Tiến sĩ Hoàng Trung Học nhận định, cả ngành Tâm lý học và Tâm lý học giáo dục đều có nhiệm vụ đào tạo chuyên gia nghiên cứu, can thiệp, đánh giá và chẩn đoán để hỗ trợ tâm lý cho con người, đảm bảo cuộc sống con người vui vẻ và hạnh phúc.
Về điểm khác biệt, ngành Tâm lý học cung cấp kiến thức tổng quát về tâm lý nhằm nghiên cứu và can thiệp cho cộng đồng nói chung. Trong khi đó, ngành Tâm lý học giáo dục không chỉ tập trung vào việc giảng dạy và nghiên cứu tâm lý, mà còn tập trung vào ứng dụng của nó trong môi trường học đường.
Mục tiêu chính của tâm lý học giáo dục là bảo vệ sức khỏe và tinh thần của đối tượng dưới 25 tuổi, bao gồm học sinh và sinh viên. Do đó, các chuyên gia tâm lý giáo dục thường làm việc tại các trường học, trung tâm can thiệp, trung tâm giáo dục đặc biệt và các trung tâm hỗ trợ kỹ năng sống cho thanh thiếu niên.
Cùng so sánh về hai ngành học, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang – Phụ trách bộ môn Tâm lý học giáo dục, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quy Nhơn chia sẻ, ngành Tâm lý học giáo dục nghiên cứu về tinh thần và hành vi của con người trong môi trường giáo dục. Nói một cách đơn giản, tâm lý học giáo dục cung cấp kiến thức chuyên sâu về tâm lý học và cách ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục.
"Tâm lý học giáo dục là một nhánh của tâm lý học. Trong khi tâm lý học nghiên cứu một cách rộng rãi về tâm lý, bao gồm nhiều lĩnh vực như tâm lý học quản trị, tâm lý học phát triển, thì tâm lý học giáo dục tập trung vào việc áp dụng tâm lý học trong giảng dạy, giáo dục và các môi trường học tập", cô Trang cho hay.
Cơ hội việc làm rộng mở do nhu cầu hỗ trợ tâm lý ngày càng tăng
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang, vấn đề khó khăn tâm lý mà học sinh gặp phải hiện đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn từ phía phụ huynh và xã hội. Do đó, nhu cầu hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, đặc biệt là trẻ em khuyết tật cũng ngày càng gia tăng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến công tác tâm lý và công tác xã hội trong trường học. Đặc biệt, Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường phổ thông và Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác xã hội trong trường học đã được áp dụng trong 6-7 năm qua.
Những thông tư này đã thiết lập hành lang pháp lý cho hoạt động tư vấn tâm lý và công tác xã hội tại trường học, từ đó nâng cao hiệu quả trong việc tư vấn và hỗ trợ học sinh. Đồng thời, chúng cũng góp phần tạo ra một mạng lưới hỗ trợ học sinh trước những nguy cơ gặp phải khó khăn về tâm lý và xã hội trong học tập và cuộc sống.
Vì vậy, cô Trang khẳng định rằng cơ hội nghề nghiệp trong ngành Tâm lý học giáo dục sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí tư vấn tâm lý và can thiệp trẻ khuyết tật đang ở mức rất cao. Chỉ cần tìm kiếm trên Google, người học sẽ thấy nhiều thông tin tuyển dụng từ các trung tâm, doanh nghiệp tìm kiếm giáo viên can thiệp cho trẻ.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang, khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học giáo dục, sinh viên có thể làm việc ở một số vị trí như tư vấn tâm lý học đường, thực hiện công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chuyên viên đánh giá tâm lý và can thiệp một số rối loạn tâm lý, làm việc trong các trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần.
Một số công việc khác sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận như cán bộ nghiên cứu tâm lý học tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội như ủy ban dân số, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, truyền thông; nhân viên các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần, phát triển cộng đồng của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Không chỉ vậy, sinh viên tốt nghiệp còn có thể trở thành giảng viên dạy tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang chia sẻ thêm, trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục tại Trường Đại học Quy Nhơn có tỷ lệ việc làm khá cao, đặc biệt là trong lĩnh vực can thiệp trẻ em. Nhiều sinh viên đã chọn cách tự tạo cơ hội việc làm cho bản thân thay vì chờ được tuyển dụng vào các doanh nghiệp. Một sinh viên vừa tốt nghiệp lớp của cô Trang đã quyết định từ chối lời mời giảng dạy kỹ năng mềm tại một trường cao đẳng (sau khi vượt qua vòng phỏng vấn) để nhận công việc can thiệp trẻ tại nhà. Trung bình, sinh viên này thực hiện 3-4 ca mỗi ngày, với thu nhập từ 10-12 triệu đồng mỗi tháng.
"Mức lương sẽ phụ thuộc vào vị trí công việc, dao động từ 6-10 triệu đồng. Tuy nhiên, trong những năm đầu, ngoài việc hướng đến thu nhập, việc tích lũy kinh nghiệm và cơ hội phát triển bản thân cũng rất quan trọng. Do đó, vấn đề lương không nên được đặt nặng quá khi sinh viên còn trẻ và còn nhiều điều cần học hỏi", giảng viên phụ trách bộ môn Tâm lý học giáo dục, Trường Đại học Quy Nhơn chia sẻ.
Trong khi đó, Tiến sĩ Hoàng Trung Học cho biết, chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục nhằm phục vụ cho công tác tham vấn học đường tại các trường học. Vị trí này được mô tả rõ trong Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
Hiện nay, đội ngũ chuyên gia tham vấn học đường đang thiếu hụt trầm trọng trong các trường học. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò như đánh giá, phòng ngừa, hỗ trợ tâm lý, tư vấn hướng nghiệp và tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại trường học. Ngoài ra, các bạn có khả năng làm việc tại mọi trung tâm và trường học giáo dục đặc biệt, cũng như các trung tâm can thiệp cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt.
Bên cạnh đó, các trung tâm can thiệp trị liệu, các công ty giáo dục về giá trị sống, kỹ năng sống, hoặc các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục cho học sinh trong nhà trường cũng là nơi làm việc lý tưởng cho cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục.
Tố chất, kỹ năng cần có để trở thành chuyên gia tâm lý học giáo dục
Tâm lý học giáo dục là ngành khá đặc thù, chuyên nghiên cứu về tinh thần và hành vi của con người trong môi trường giáo dục. Vì vậy, để trở thành một chuyên gia nghiên cứu tâm lý giỏi, đòi hỏi sinh viên cần trang bị cho bản thân những kỹ năng, phẩm chất phù hợp.
Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục chia sẻ, nếu sinh viên mong muốn làm việc tại các cơ sở y tế như bệnh viện hay trung tâm can thiệp trị liệu, thì khả năng đánh giá và chẩn đoán, phòng ngừa các vấn đề tâm lý cũng như khả năng tư vấn và điều trị tâm lý là rất cần thiết.
Nếu sinh viên hướng đến làm việc trong nhà trường, kỹ năng đánh giá, sàng lọc và lập kế hoạch phòng ngừa các vấn đề tâm lý, tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển giá trị sống và kỹ năng sống, cũng như năng lực tư vấn tâm lý và hướng nghiệp cần được chú trọng.
Nếu sinh viên muốn làm việc tại các trung tâm can thiệp trị liệu cho trẻ em, cần trang bị khả năng đánh giá, chẩn đoán, năng lực can thiệp, trị liệu tâm lý và giáo dục đặc biệt.
Nếu sinh viên tốt nghiệp công tác trong các tổ chức đoàn thể, thì năng lực đánh giá tâm lý, phòng ngừa tâm lý và thiết kế các chương trình kết nối nguồn lực để hỗ trợ tâm lý cho trẻ em và các đối tượng liên quan trong cộng đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo Tiến sĩ Hoàng Trung Học, ngành Tâm lý học giáo dục tại Học viện Quản lý Giáo dục đào tạo bậc cử nhân đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết. Sau khi ra trường, tùy thuộc vào đặc điểm công việc và vị trí nghề nghiệp của mình, các bạn có thể lựa chọn hướng đi phù hợp và hình thành năng lực chuyên sâu về lĩnh vực đó.
Đồng tình với quan điểm trên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang nhấn mạnh rằng sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học giáo dục nên tích lũy cho mình những kỹ năng và thái độ như: khả năng lắng nghe, cảm thông, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, sự kiên trì, tôn trọng và tinh thần cầu tiến trong học hỏi, cũng như tính kiên nhẫn, để đáp ứng tốt yêu cầu của công việc thực tế.
Là cựu sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục tại Trường Đại học Quy Nhơn, bạn Châu Bình Nhi, hiện đang làm công tác tham vấn tâm lý tại Trường Trung học phổ thông FPT Quy Nhơn, tỉnh Bình Định chia sẻ, ngoài việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, bạn còn phụ trách thêm các công tác liên quan đến dịch vụ học sinh, một lĩnh vực khá mới so với kiến thức đã học ở trường.
Bình Nhi cho biết, những kiến thức lý thuyết ở trường cung cấp nền tảng cho thực tiễn. Mặc dù sinh viên được thực hành để làm quen với phong cách của nhà tham vấn và áp dụng các kỹ năng trong quá trình tham vấn, nhưng trong thực tế, các trường hợp tiếp nhận không giống như tình huống đã thực tập ở trường. Bởi mỗi cá nhân là một câu chuyện riêng, với những nét đặc trưng khác nhau. Do đó, Bình Nhi càng phải nỗ lực học hỏi, rèn luyện mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cùng với những thay đổi trong đời sống xã hội, tầm quan trọng của sức khỏe toàn diện, bao gồm cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ngày càng được chú trọng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học giáo dục sẽ không quá khó khăn trong quá trình tìm việc làm. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo tại trường, sinh viên không chỉ học một lĩnh vực duy nhất mà còn được trang bị nhiều kỹ năng để đáp ứng yêu cầu từ nhà tuyển dụng.
"Đối với nghề tham vấn tâm lý, hạn chế lớn nhất với sinh viên mới ra trường là thiếu kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu của thân chủ. Tuy nhiên, điều này không phải khó khăn cản trở, mà là yêu cầu các bạn cần vượt qua để tích lũy thêm kinh nghiệm trong công việc", nữ chuyên viên tâm lý tại Trường Trung học phổ thông FPT Quy Nhơn chia sẻ.
Theo Bình Nhi, sinh viên sắp tốt nghiệp nên chú trọng học tập tốt các kiến thức trên giảng đường và kỹ năng tin học văn phòng. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, các bạn cần trang bị thêm kiến thức thực tế. Nếu có thể, việc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai sẽ rất hữu ích.
“Tâm lý học giáo dục ra làm gì?” là câu hỏi chung của nhiều người quan tâm đến chuyên ngành này. Hiện nay, ngành Tâm lý học giáo dục có vẻ vẫn là một ngành khá xa lạ đối với nhiều người. Thật ra ngành này đã có từ rất lâu đời, nhưng tới những năm gần đây, ngành mới được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết một số thông tin về ngành Tâm lý học giáo dục nhé!