Bài viết tóm tắt một số lưu ý về chính sách thuế nhà thầu đối với hãng vận tải nước ngoài (Thuế nhà thầu vận tải vận chuyển)
Bài viết tóm tắt một số lưu ý về chính sách thuế nhà thầu đối với hãng vận tải nước ngoài (Thuế nhà thầu vận tải vận chuyển)
Ngày 09/5/2016, Bộ Tài chính đã có công văn số 6142/BTC-CST hướng dẫn về chính sách thuế đối với giá và khoản phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển. Theo đó:
2.1 Đối với các khoản phụ thu được coi là giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển:
Các khoản phụ thu được coi là giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển là giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển phụ (Surcharges) có tác dụng bù đắp trực tiếp vào giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển chính (Freight) mỗi khi có những biến động lớn làm giảm nguồn thu của người vận chuyển từ giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển và sẽ mất đi khi biến động mất đi, đồng thời phải do người thanh toán giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển (người có quyền thuê tàu – xuất CIF, nhập FOB) thanh toán, bao gồm: phụ thu dịch vụ xếp dỡ container (THC); phụ thu cước xăng dầu EBS/BUC/FRC; phụ thu mất cân bằng container; phụ thu (ASC-STS-ARS-EBS) theo giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển; phụ thu biến động tỷ giá tiền tệ; phụ thu tắc nghẽn cảng; phụ thu mùa cao điểm; phụ thu vận tải mùa đông; phụ thu thời tiết xấu; phụ thu rủi ro khẩn cấp (ERC); phụ thu rủi ro chiến tranh.
2.2 Đối với các khoản phụ thu khác ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển (phụ thu chi phí phát sinh):
Các khoản phụ thu khác ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển của các hãng tàu nước ngoài bao gồm:
Theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, khi các Công ty, tổ chức Việt Nam thuê các hãng vận tải nước ngoài (các hãng tàu biển, các hãng vận tải,…) để vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi nước ngoài thì thu nhập của hãng vận tải nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế nhà thầu.
Nếu Nhà thầu nước ngoài (ở đây là các hãng vận tải nước ngoài) không đáp ứng điều kiện trực tiếp khai thuế tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế nhà thầu thay cho Nhà thầu nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 12, Điều 13 Thông tư số 103/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính.
Tại Điều 4 Thông tư số 103/2014/TT-BTC quy định: bên Việt Nam là tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh: mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ; mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms); thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Bên Việt Nam bao gồm cả các tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Hợp tác xã và Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển của hãng vận tải biển nước ngoài; đại lý tại Việt Nam của Hãng giao nhận kho vận, hãng chuyển phát nước ngoài.
Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 20 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế có quy định: Tổ chức làm đại lý tàu biển hoặc đại lý giao nhận vận chuyển hàng hóa cho các hãng vận tải nước ngoài (gọi chung là đại lý của hãng vận tải) có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho các hãng vận tải nước ngoài.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: [email protected].
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.