Trong năm 2021 vừa qua, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhằm thực hiện mục tiêu kép “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19” và “phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong trạng thái bình thường mới”, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam hoàn thành xây dựng chính phủ số, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia đứng đầu thế giới, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế số. Câu chuyện chuyển đổi số không phải mới, và nó đã được đặt lên bàn nghị sự từ lâu. Chúng ta đang đứng trước những thách thức, cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà cốt lõi của nó chính là chuyển đổi số. Tôi tin rằng cuộc cách mạng này là cơ hội để Việt Nam phát triển bứt phá vượt lên bằng chuyển đổi số. Nhận thức được tầm quan trọng của Chuyển đổi số, năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học - công nghệ, thanh niên được kỳ vọng là lực lượng đi đầu trong chuyển đổi số, làm chủ công cuộc xây dựng và phát triển mọi lĩnh vực trong tương lai.
Trong năm 2021 vừa qua, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhằm thực hiện mục tiêu kép “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19” và “phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong trạng thái bình thường mới”, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam hoàn thành xây dựng chính phủ số, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia đứng đầu thế giới, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế số. Câu chuyện chuyển đổi số không phải mới, và nó đã được đặt lên bàn nghị sự từ lâu. Chúng ta đang đứng trước những thách thức, cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà cốt lõi của nó chính là chuyển đổi số. Tôi tin rằng cuộc cách mạng này là cơ hội để Việt Nam phát triển bứt phá vượt lên bằng chuyển đổi số. Nhận thức được tầm quan trọng của Chuyển đổi số, năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học - công nghệ, thanh niên được kỳ vọng là lực lượng đi đầu trong chuyển đổi số, làm chủ công cuộc xây dựng và phát triển mọi lĩnh vực trong tương lai.
Logo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được sử dụng cho nhiều mục đích quan trọng, bao gồm:
Sau đây là mẫu Logo Đoàn vector, logo Đoàn Thanh Niên chuẩn với nhiều định dạng file vector EPS (Adobe Illustrator) và CDR (CorelDraw) và hình ảnh logo Đoàn Thanh Niên Việt Nam PNG, PNG không nền hay JPG/JPEG, bạn dễ dàng tải trọn bộ logo, để phục vụ thiết kế dễ dàng, hỗ trợ tải miễn phí
Chủ trì cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh yêu cầu các ngành, đơn vị, cơ quan thực hiện một cách đồng bộ, có sự thống nhất công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Từ đó, đưa công tác chuyển đổi số phát huy hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, tỉnh Hậu Giang tiếp tục khai thác, vận hành tốt Trung tâm dữ liệu của tỉnh, đáp ứng yêu cầu vận hành và lưu trữ đối với một số hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Hoàn thành việc xây dựng mạng diện rộng của tỉnh đáp ứng việc triển khai các ứng dụng dùng chung, các ứng dụng chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức; xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin nguồn của tỉnh.
Cùng với đó, tỉnh Hậu Giang hoàn thành việc xây dựng và đưa vào khai thác các cơ sở dữ liệu ngành. Triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu về nông nghiệp; giáo dục; tài nguyên và môi trường; dân tộc; lao động-thương binh và xã hội; y tế; du lịch; quản lý đô thị; lưu trữ; thông tin và truyền thông...
Hoàn thành việc triển khai Đề án chính quyền điện tử, đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020-2025 và xây dựng Đề án chính quyền số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2026-2030.
Trong đó, tỉnh tập trung xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu ngành, kết nối cơ sở dữ liệu ngành với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân.
Hậu Giang phấn đấu đến hết năm 2025, bảo đảm 100% hệ thống thông tin của tỉnh được xây dựng, phê duyệt hồ sơ cấp độ theo quy định; các đơn vị bảo đảm việc triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ được phê duyệt…
Việc ứng dụng Hậu Giang trên nền tảng Zalo sẽ là một bước tiến quan trọng để củng cố quá trình chuyển đổi số cho tỉnh.
Đến nay, 100% các sở, ban, ngành tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố và cấp xã của tỉnh Hậu Giang có phân công cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị. Toàn tỉnh có 525 tổ công nghệ số cộng đồng/525 ấp, khu vực với 2.863 thành viên. Đây là lực lượng xung kích thực hiện chuyển đổi số của tỉnh, huyện và xã.
Năm 2024, tỉnh Hậu Giang đã xem xét đề xuất 15 dự án của sở, ngành về chuyển đổi số, qua đó cho chủ trương xây dựng 5 dự án chuyển đổi số giai đoạn 2024-2025 cấp thiết của ngành, lĩnh vực với tổng kinh phí gần 24 tỷ đồng.
Hậu Giang đã thực hiện thanh toán trực tuyến 380 thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính và đã cung cấp 380 thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến.
Trong đó, tỷ lệ thủ tục hành chính có phát sinh giao dịch thanh toán trực tuyến là 118 thủ tục hành chính (đạt 47,58%); tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến là 24,14%.
Tỉnh đã xây dựng khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang, đến nay thu hút 9 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư và hoạt động vào Khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang gồm các ngành nghề như sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số,… với hơn 350 lao động đang làm việc.
Triển khai chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt đã cài được 1.100 ví, lũy kế từ khi triển khai đến nay đã cài đặt 177.655 ví, tổ chức ra mắt được 19 chợ 4.0 trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố.
95 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã tổ chức khám, chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân có gắn chíp, ứng dụng VNeID trong khám, chữa bệnh, tỷ lệ tra cứu căn cước công dân gắn chip trên số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế toàn tỉnh Hậu Giang đạt hơn 99,15% vượt chỉ tiêu so chỉ tiêu kế hoạch giao là 80%.