Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam

Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam

Startup 4.0 đang là 1 xu hướng rất phổ biến hiện nay với các mô hình kinh tế chia sẻ, Internet of Thing, và nhiều mô hình mới khác. Đặc điểm của startup 4.0 đó là mức đầu tư không lớn, triển khai nhanh và có thể đo lường hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để thành công thì cần rất nhiều kinh nghiệm, sự hỗ trợ và cả sự may mắn. Ở Việt Nam, câu chuyện Startup 4.0 được nói đến quá nhiều, tuy nhiên chúng tôi không tin vào điều đó, bởi vì thực tế sẽ khác biệt rất nhiều, khiến các bạn trẻ khởi nghiệp bị ảo tưởng dẫn đến thất bại.

Startup 4.0 đang là 1 xu hướng rất phổ biến hiện nay với các mô hình kinh tế chia sẻ, Internet of Thing, và nhiều mô hình mới khác. Đặc điểm của startup 4.0 đó là mức đầu tư không lớn, triển khai nhanh và có thể đo lường hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để thành công thì cần rất nhiều kinh nghiệm, sự hỗ trợ và cả sự may mắn. Ở Việt Nam, câu chuyện Startup 4.0 được nói đến quá nhiều, tuy nhiên chúng tôi không tin vào điều đó, bởi vì thực tế sẽ khác biệt rất nhiều, khiến các bạn trẻ khởi nghiệp bị ảo tưởng dẫn đến thất bại.

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ PC Quảng Ninh khắc phục hệ thống lưới điện sau bão số 3

Từ ngày 08/9 đến nay, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã cử 200 cán bộ, công nhân kỹ thuật đến các thành phố, thị xã Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên, Hạ Long, Cẩm Phả để chung tay cùng cán bộ, nhân viên Điện lực khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, Vinacomin cũng hỗ trợ gần 600 suất ăn trưa mỗi ngày cho các lực lượng tham gia khắc phục sự cố ở hiện trường.

Lực lượng đến từ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam được trang bị đầy đủ phương tiện dụng cụ, bảo hộ lao động chia thành nhiều đội nhỏ tham gia hỗ trợ cho ngành Điện với các công việc đào đất, vác đá, vác cột, mở đường, vận chuyển nguyên vật liệu vào vị trí gặp sự cố mà xe cơ giới không thể tiếp cận.

Sự vào cuộc trách nhiệm, nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Vinacomin đã góp phần giúp cho PC Quảng Ninh đẩy nhanh khôi phục cấp điện trở lại cho các khách hàng.  Một số hình ảnh về CBCNV Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hộ trợ ngành Điện khắc phục hậu quả bão lũ tại Quảng Ninh:

Công ty Than Mạo Khê (thuộc Vinacomin) hỗ trợ nhân lực để khắc phục hậu quả bão số 3 và khôi phục cung cấp điện tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lực lượng đến từ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam được trang bị đầy đủ phương tiện dụng cụ, bảo hộ lao động chia thành nhiều đội nhỏ.

200 cán bộ, công nhân kỹ thuật tăng cường đến 5 thành thành phố, thị xã làm việc liên tục những ngày qua.

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cũng điều hàng chục xe tăng cường cho PC Quảng Ninh để đẩy nhanh công tác khắc phục.

Tin: Thanh Hương - Ảnh: Nam Anh

Bộ LĐTB&XH và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã công bố triển khai thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo Chương trình Di chuyển lao động giữa Australia - Việt Nam.

Theo đó, Chính phủ Australia cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại nước này. Người lao động Việt Nam tham gia Chương trình có thể làm công việc ngắn hạn (thời gian từ 6 - 9 tháng) hoặc làm công việc dài hạn (từ 1 - 4 năm). Vị trí việc làm chỉ yêu cầu người lao động có kỹ năng nghề thấp đến bán lành nghề trong ngành nông nghiệp như trồng trọt, chế biến thịt, thủy sản và lâm nghiệp.

Trước đó, đầu tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ của hai nước đã cùng công bố Kế hoạch thực hiện của Chương trình, trong đó nêu rõ các yêu cầu, điều kiện đối với người lao động Việt Nam tham gia cũng như vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan để đảm bảo phúc lợi cho người lao động.

Việc lựa chọn DN hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người sử dụng lao động Australia tham gia vào Chương trình sẽ được thực hiện trong tháng 9/2024. Bộ LĐTB&XH và Chính phủ Australia cùng phối hợp lựa chọn DN dịch vụ Việt Nam tham gia vào Chương trình.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Bá Hoan, hợp tác lao động là một thành tố quan trọng trong quan hệ đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam và Australia. Hai nước triển khai thực hiện Thỏa thuận nhằm đáp ứng nguyện vọng của người lao động Việt Nam đi làm việc tại Australia để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tích lũy kiến thức, khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp với mức thu nhập cao... Khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước, người lao động có thể áp dụng, thực hiện có hiệu quả, tăng năng suất lao động. Đồng thời, người lao động đi làm việc tại Australia nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về nguồn nhân lực của người sử dụng lao động đất nước này.

Trong năm đầu tiên thực hiện Chương trình, Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐTB&XH và tối đa 6 DN hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được lựa chọn tham gia. Phí tuyển dụng sẽ do người sử dụng lao động của Australia chi trả cho đơn vị sự nghiệp và DN dịch vụ Việt Nam.

Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam Renee Deschamps, cho biết, chương trình hợp tác này có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam và Australia. Chương trình sẽ mang đến cho người lao động Việt Nam các cơ hội nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc khi đảm nhận các vị trí công việc ở vùng nông thôn và địa phương tại Australia.

Australia và Việt Nam đều cam kết đảm bảo cho người lao động tham gia Chương trình được an toàn và giảm thiểu tối đa các rủi ro liên quan đến gian lận, hoạt động tuyển dụng phi đạo đức, bóc lột lao động.