6 Nhóm Nghề Nghiệp Holland

6 Nhóm Nghề Nghiệp Holland

Nhóm Nghiên cứu và Kỹ thuật – Khi sự thông tuệ và khéo léo gặp nhau

Nhóm Nghiên cứu và Kỹ thuật – Khi sự thông tuệ và khéo léo gặp nhau

Nhóm Nghiên cứu và Kỹ thuật – Khi sự thông tuệ và khéo léo gặp nhau

Những bạn trẻ thuộc nhóm Nghiên cứu thích các hoạt động đòi hỏi việc quan sát, tìm tòi, học hỏi về thế giới xung quanh, từ hiện tượng vật lý, sinh học cho đến văn hóa xã hội. Các bạn thuộc nhóm này có khả năng học tốt những môn học thuộc khối khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh hay những môn học thuộc khối khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa. Điểm mạnh của họ là khả năng tìm hiểu thật sâu một lĩnh vực yêu thích. Các bạn thường được người xung quanh nể phục vì kiến thức, sự nổi trội trong học hành, và khả năng phân tích.

Nếu nhóm Nghiên cứu được biết đến nhờ sự thông tuệ của trí óc thì nhóm Kỹ thuật lại được ngưỡng mộ bởi những khả năng thể chất. Các bạn trẻ thuộc nhóm Kỹ thuật thích các trò chơi vận động, tiếp thu nhanh các môn thể thao hay thể dục, có khả năng phối hợp tay mắt tốt, hoặc có khả năng sử dụng các dụng cụ trong nhà hay máy móc dễ dàng (như búa, kìm, kéo, dao, máy vi tính, v.v.). Những học sinh thuộc nhóm này thích những môn học thực hành nhiều và cực kỳ ác cảm với những môn nhiều lý thuyết và phải học thuộc lòng. Họ thích những hoạt động cần tương tác với vật dụng, máy móc, cây cối, động vật, hơn là với con người và dễ thấy mệt khi phải nói chuyện và xã giao nhiều.

Như hổ thêm cánh – khi hai nhóm đặc tính nghề nghiệp Xã hội và Quản lý ở trong cùng một người

Trong những bài viết trước, tôi có chia sẻ rằng đặc điểm của nhóm Xã hội là lòng yêu thích và khả năng làm việc với con người, thích soi sáng, giúp đỡ, truyền đạt thông tin, huấn luyện hoặc chữa trị cho người khác, và thường có khả năng về ngôn ngữ[1]. Trong khi đó đặc điểm của nhóm Quản lý là sở thích làm kinh doanh và nghĩ đến việc kiếm tiền từ rất sớm. Họ thường biết rõ mình muốn gì cũng như có khả năng lãnh đạo và thuyết phục người khác (bạn bè đồng lứa) tin theo mình. Họ là người năng động, có tham vọng, và giao tiếp tốt. Họ xem trọng sự thành công trong những vai trò quản lý lớp/nhóm [2].

Những đặc điểm thường thấy ở những người có cả hai nhóm Xã hội và Quản lý là:

Cũng như những tổ hợp khác, những người có tổ hợp Xã hội & Quản lý phải đối diện với những thách thức sau:

Như hổ thêm cánh – khi hai nhóm đặc tính nghề nghiệp Xã hội và Quản lý ở trong cùng một người

Photo by Nathan Dumlao on Unsplash

Nhóm bạn trẻ có đặc điểm nghề của hai nhóm Xã hội và Quản lý khi còn nhỏ cần được những người xung quanh chú ý đến những điều sau:

Ở tuổi dậy thì, những bạn có đặc tính nghề nghiệp của hai nhóm Xã hội và Quản lý cần được hỗ trợ để:

Theo bản đồ thế giới nghề nghiệp của ACT[3] và mạng nghề nghiệp O*net của Mỹ[4], tất cả các công việc phù hợp cho những người có hai nhóm đặc tính nghề nghiệp Xã hội và Quản lý bao gồm các đặc điểm sau:

Do đó, các công việc phù hợp với người có tổ hợp Xã hội và Quản lý trải dài qua nhiều khối ngành nghề khác nhau. Dưới đây là các ví dụ cụ thể của những công việc có thể phù hợp với tổ hợp này:

Trên đây chỉ là một số ít ví dụ nghề nghiệp mà những người thuộc hai nhóm Xã hội và Quản lý có thể thấy phù hợp với họ. Các bạn trẻ hãy lưu ý rằng còn rất nhiều ngành nghề khác phù hợp không kém. Do đó, khi trải nghiệm, thay vì để ý tên ngành nghề, bạn hãy để ý các đặc tính của ngành nghề ấy sao cho chúng phù hợp với cả hai nhóm Xã hội và Quản lý là được.

Tôi hy vọng bài viết này gửi đến độc giả một góc nhìn về tổ hợp Xã hội và Quản lý theo lý thuyết Holland[5]. Xin lưu ý khi viết tôi đã cố gắng đưa những thông tin căn bản từ các nguồn đã được nghiên cứu chứng thực. Tuy nhiên, sự trải nghiệm cá nhân của mỗi người rất quan trọng. Mong độc giả sử dụng bài viết này như một nguồn tham khảo và tự tìm hiểu thêm trước khi ra được quyết định nghề nghiệp phù hợp nhất cho bản thân và gia đình. Tôi chúc độc giả bình an và tìm được nhiều niềm vui trong hành trình hướng nghiệp sắp tới.

[1] https://huongnghiepsongan.com/khi-con-nhay-cam-va-giau-tinh-yeu-thuong-huong-nghiep-cho-con-thuoc-nhom-xa-hoi/

[2] https://huongnghiepsongan.com/huong-nghiep-cho-con-thuoc-ca-hai-nhom-quan-ly-va-nghiep-vu/

[3] https://huongnghiepsongan.com/nganh-nghe-theo-cac-nhom-holland/

[4] https://www.onetonline.org/explore/interests/Social/Enterprising/

[5] Holland, J.  (1985). Making Vocational Choices – A Theory Of Vocational Personalities And Work Environments. New Jersey: Prentice-Hall, Inc.

Nội dung trích lược từ: Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Xã hội & Quản Lý theo trắc nghiệm Holland của RMIT và cha mẹ

**Bài viết được thực hiện bởi chuyên gia hướng nghiệp Phoenix Ho. Trước khi đọc bài, quý phụ huynh và các em học sinh hãy tìm hiểu và sử dụng bài trắc nghiệm Sở thích nghề nghiệp theo Holland để xác định nhóm sở thích của mình.

Xin lưu ý: Đối tượng độc giả chính của bài viết là cha mẹ có con trong độ tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, kiến thức trong bài viết cũng hướng đến các nhóm độc giả khác như học sinh, sinh viên và người đi làm. Sông An rất mong các độc giả đều gặt hái được kiến thức bổ ích cho bản thân khi tham khảo.

Theo học thuyết đặc tính nghề và môi trường làm việc của John Holland (mà tôi thường hay gọi ngắn gọn là mật mã Holland), việc xác định bản thân thuộc nhóm đặc tính nghề nào sẽ giúp một người tìm ra ngành học hay nghề nghiệp có thể phù hợp với mình nhất. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta sẽ có hơn một nhóm nổi trội. Trong trường hợp đặc biệt, có người có thể có hơn bốn nhóm nổi trội.

Trong bài viết hôm nay tôi sẽ giới thiệu một cặp mật mã Holland nằm gần nhau, cặp đôi Nghiên cứu và Kỹ thuật. Tôi hy vọng rằng những bài viết này phần nào giúp các em và cha mẹ hiểu thêm về sự trộn lẫn giữa hai nhóm đặc tính nghề theo lý thuyết của giáo sư John Holland. Những bài viết này tôi viết dựa trên sách của chính tác giả học thuyết, giáo sư John Holland, các nghiên cứu lâu năm của công ty ACT, là công ty chuyên làm trắc nghiệm ở Mỹ, và từ những quan sát của bản thân tôi trong hơn mười năm làm công tác giáo dục và tư vấn hướng nghiệp. Tôi mong các em và quý cha mẹ hãy xem đây là tài liệu tham khảo, và nếu phần nào của những gì tôi viết không phù hợp với trường hợp của mình, thì các em và gia đình hãy theo nhận định của bản thân vì những gì tôi chia sẻ chưa chắc đã đúng cho tất cả mọi người.

Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp Holland Code Test (RIASEC)

Trắc nghiệm Holland chính là cơ sở để bạn đối chiếu sở thích, năng lực tự nhiên của mình với yêu cầu của các nhóm ngành nghề. Từ đó bạn có thể định hướng nghề nghiệp theo nhóm ngành phù hợp nhất. Kết quả Bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp giúp bạn tìm ra ba kiểu tính cách của bạn tương ứng với 3 mật mã Holland (ví dụ: RCE hoặc ECR ). Sau đó dùng mã này kết nối với những nghề nghiệp cụ thể. Hãy thả lỏng tâm trí và thực hiện khảo sát một cách thoải mái nhất. Đừng chọn câu nhiều điểm, hãy chọn câu phù hợp nhất với bạn. Không giới hạn thời gian nhưng tốt nhất là hãy hoàn thành nó dưới 15 phút thôi bạn nhé. Bắt đầu ngay nào!

**Bài viết được thực hiện bởi chuyên gia hướng nghiệp Phoenix Ho. Trước khi đọc bài, quý độc giả hãy tìm hiểu và sử dụng bài trắc nghiệm Sở thích nghề nghiệp theo Holland để xác định nhóm sở thích của mình.

Điểm mạnh của nhóm Xã hội là lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui cho bản thân. Đặc tính này giúp họ làm những công việc liên quan đến giúp đỡ và hỗ trợ người khác, cộng đồng, xã hội rất tốt. Có điều, nhóm Xã hội có hai điểm mù khiến cho hiệu quả công việc họ giảm hẳn. Một là sự e ngại nhận tiền cho công sức của họ bỏ ra. Hai là việc thiếu khả năng quảng bá rộng rãi việc họ làm. Hai điểm yếu trên làm cho người ở trong ngành giúp đỡ sau một thời gian dễ nản chí, bỏ cuộc vì không đủ khả năng tài chính lo cho bản thân/gia đình cũng như không tạo được sự ảnh hưởng tốt ở diện rộng.

Vì vậy, khi một người thuộc nhóm đặc tính nghề nghiệp Xã hội cũng có những đặc tính nghề nghiệp thuộc nhóm Quản lý, các điểm yếu trên được bổ sung. Họ trở nên như hổ thêm cánh, vừa giúp người vừa giúp mình, đưa ảnh hưởng tốt của công việc mình làm đến xã hội ở diện rộng hơn. Những người có tổ hợp đặc điểm nghề nghiệp Xã hội – Quản lý thường sẽ đạt được thành công và phát triển dài lâu trong ngành giúp đỡ.

Xin lưu ý, hai người có cùng tổ hợp này chưa chắc đã hoàn toàn giống nhau vì sự khác biệt ở mức độ và đặc điểm bên trong mỗi nhóm sẽ tạo thành một tổ hợp hoàn toàn khác biệt ở mỗi người. Vì vậy, tôi đề nghị người đọc phân tích và suy nghĩ kỹ để cá nhân hoá những chia sẻ tôi viết sao cho phù hợp với mỗi người nhất có thể. Nếu có chỗ nào không đồng ý thì cứ bỏ qua và xem bài viết này như một nơi để tham khảo.